Bảo dưỡng máy cưa bàn trượt là giai đoạn rất quan trọng mà bạn không nên bỏ qua nếu như muốn máy hoạt động ổn định, tăng tuổi thọ. Việc bảo trì, bảo dưỡng định kỳ sẽ giúp phát hiện sớm những hư hỏng để có thể sửa chữa kịp thời để không ảnh hưởng đến quá trình vận hành. Trong bài viết dưới đây CNC DANA sẽ hướng dẫn cho bạn quy trình để có thể bảo trì máy cưa bàn trượt đúng cách giúp tối ưu hóa hiệu suất cũng như kéo dài tuổi thọ của máy.
NỘI DUNG CHÍNH
Vì sao cần phải bảo dưỡng máy cưa bàn trượt định kỳ?
Trong quá trình vận hành máy cưa bàn trượt bạn nên thường xuyên bảo dưỡng định kỳ để đảm bảo máy luôn hoạt động ổn định. Việc bỏ qua khâu bảo trì có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng như:
- Giảm tuổi thọ của máy: Các bộ phận của máy không được vệ sinh, bảo dưỡng sẽ nhanh chóng bị ăn mòn, hư hỏng làm giảm tuổi thọ của máy. Khi bảo dưỡng định kỳ sẽ giúp phát hiện và khắc phục kịp thời nhỏ trước khi chúng bị hư hỏng nặng hơn.
- Giảm hiệu suất làm việc: Khi máy hoạt động không trơn tru, bám nhiều bụi bẩn sẽ làm giảm hiệu quả công việc, ảnh hưởng đến năng suất làm việc.
- Nguy cơ xảy ra tai nạn: Khi các bộ phận, đặc biệt là lưỡi cưa khi xảy ra hư hỏng nhưng không phát hiện kịp thời có thể gây ra nguy hiểm cho người vận hành.
- Tăng chi phí sửa chữa: Nếu như không bảo dưỡng định kỳ sẽ làm cho máy bị hư hỏng, từ đó chi phí sửa chữa cao hơn nhiều so với chi phí bảo dưỡng.
Quy trình bảo dưỡng máy cưa bàn trượt đúng cách
Khi thực hiện bảo dưỡng máy cưa bàn trượt bạn không nên bỏ qua các bước quan trọng dưới đây:
Vệ sinh máy cưa bàn trượt
Sau mỗi lần sử dụng bạn nên tiến hành vệ sinh máy ngay lập tức để duy trì hiệu quả hoạt động của máy cưa bàn trượt. Các mảnh vụn và bụi gỗ nếu không được loại bỏ kịp thời có thể gây cản trở hoạt động, lâu ngày có thể làm giảm hiệu suất thậm chí là hư hỏng.
Kiểm tra tình trạng của lưỡi cưa
Lưỡi cưa có lẽ là bộ phận quan trọng nhất của máy cưa bàn trượt. Nếu lưỡi cưa bị cùn hoặc hư hỏng có thể gây ra các vết cắt không chính xác thậm chí là gây hư hỏng cho máy. Nêu thực hiện kiểm tra lưỡi cưa định kỳ, nếu như lưỡi cưa bị cùn, mẻ thì nên thay thế ngay lập tức. Lưu ý nên sử dụng lưỡi cưa chất lượng cao phù hợp với loại gỗ cần gia công.
Bôi dầu vào các bộ phận chuyển động
Để các bộ phận của máy cưa bàn trượt có thể chuyển động mượt mà, tránh mài mòn thì cần thường xuyên bôi trơn. Nên thực hiện bôi trơn ở bàn trượt, thanh dẫn hướng cũng như các bộ phận chuyển động khác. Lưu ý phải kiểm tra và làm sạch các bộ phận trước khi thực hiện bôi trơn để đảm bảo dầu không bị bám bụi bẩn.
Kiểm tra và bảo trì hệ thống điện và động cơ máy
Tiến hành kiểm tra hệ thống điện và động cơ máy là bước quan trọng không thể bỏ qua khi thực hiện bảo dưỡng máy cưa bàn trượt. Bạn phải đảm bảo các đường dây điện không bị hỏng, đứt. Kiểm tra động cơ, các bộ phận điện khác để đảm bảo là chúng luôn hoạt động bình thường. Nếu như phát hiện các dấu hiệu quá tải hay chập điện thì cần sửa chữa ngay lập tức. Điều này không chỉ giúp máy hoạt động ổn định mà còn đảm bảo an toàn cho người vận hành.
Thực hiện kiểm tra hệ thống hút bụi
Trong quy trình bảo dưỡng máy cưa bàn trượt bạn không nên bỏ qua bước kiểm tra hệ thống hút bụi, đảm bảo hệ thống hoạt động ổn định, không bị tắc nghẽn. Nên tiến hành làm sạch, thay thế các bộ lọc của hệ thống hút bụi khi cần thiết. Đặc biệt là kiểm tra ống dẫn bụi và các bộ phận liên quan để đảm bảo chúng không bị rò rỉ hoặc hư hỏng.
Hiệu chỉnh vị trí bàn trượt và lưỡi cưa
Khi tiến hành bảo dưỡng máy cưa bàn trượt bạn nên thực hiện hiệu chỉnh bàn trượt và lưỡi cưa để đảm bảo độ chính xác trong quá trình cắt gỗ. Bạn có thể sử dụng công cụ đo lường chính xác để kiểm tra và hiệu chỉnh bàn trượt. Tùy vào yêu cầu công việc mà điều chỉnh độ cao và góc nghiêng cho phù hợp. Việc hiệu chỉnh vị trí để sẽ giúp bạn trượt di chuyển mượt mà, hạn chế tình trạng bị kẹt.
Thời gian để bảo dưỡng máy cưa bàn trượt
Bao lâu thì chúng ta nên bảo dưỡng máy cưa bàn trượt một lần là câu hỏi được rất nhiều khách hàng quan tâm. Thời gian thích hợp để bảo dưỡng máy còn phụ thuộc vào tần suất sử dụng cũng như điều kiện làm việc.
Bảo dưỡng hàng ngày
Sau mỗi ca làm việc thì bạn nên vệ sinh máy, loại bỏ bụi bẩn và mảnh vụn ngay lập tức để ngăn ngừa tắc nghẽn, đảm bảo máy vận hành trơn tru. Kiểm tra lại hệ thống điện và các động cơ để đảm bảo an toàn.
Bảo dưỡng từ 3 – 6 tháng
Sau từ 3 – 6 tháng bạn nên kiểm tra toàn bộ hệ thống máy. Sau đó tiến hành thay thế những bộ phận bị hao mòn, điều chỉnh là các thông số kỹ thuật để phù hợp với nhu cầu làm việc. Ngoài ra nếu như máy có dấu hiệu hoạt động không ổn định thì nên bảo dưỡng sớm hơn để tránh các sự cố có thể xảy ra.
Những lưu ý khi tiến hành bảo dưỡng máy cưa bàn trượt
Để đảm bảo an toàn trong quá trình bảo dưỡng máy cưa bàn trượt thì bạn cần phải lưu ý một số vấn đề quan trọng dưới đây:
- Tiến hành tắt toàn bộ nguồn điện trước khi tiến hành vệ sinh hay bảo dưỡng để đảm bảo an toàn.
- Nếu như tần suất làm việc thường xuyên với công suất lớn thì nên kiểm tra lưỡi cưa thường xuyên và thay thế nếu như có dấu hiệu bị mài mòn để đảm bảo chất lượng cắt.
- Sau khi hoàn thành việc bảo dưỡng thì nên kiểm tra lại tổng thể máy để đảm bảo mọi thứ hoạt động ổn định.
- Nếu như tiến hành thay thế phụ kiện thì nên sử dụng phụ kiện chính hãng để đảm bảo độ bền của máy. Đảm bảo phụ tùng thay thế phù hợp với máy cưa bàn trượt.
- Lên kế hoạch và tuân thủ theo lịch bảo trì đã đưa ra nhằm đảm bảo máy luôn hoạt động ổn định, bền bỉ.
Việc bảo trì bảo dưỡng máy cưa bàn trượt định kỳ sẽ giúp đảm bảo hiệu suất làm việc của máy, đồng thời kéo dài tuổi thọ. CNC DANA hy vọng rằng những thông tin chia sẻ trên đây sẽ hỗ trợ bạn trong việc bảo dưỡng máy một cách hiệu quả. Đừng quên luôn tuân thủ các quy tắc an toàn trong quá trình bảo dưỡng để đảm bảo an toàn cho bản thân và thiết bị. Nếu bạn có nhu cầu mua máy cưa bàn trượt chính hãng với giá cả hợp lý thì hãy liên hệ đến với CNC ngay nhé.
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI CNC DANA
✅ Địa chỉ: 30 Võ Chí Công, Đà Nẵng
✅ Hotline: 096 666 44 99
✅ Email: cncdana.com@gmail.com
✅ Website: cncdana.com
✅ Fanpage: https://www.facebook.com/cncdana.com.vn