Cách chỉnh máy dán cạnh là một trong những yếu tố bắt buộc cần phải nắm nếu như muốn vận hành chúng để thi công chế biến gỗ. Việc điều chỉnh máy sao cho phù hợp với từng loại vật liệu cũng như yêu cầu kỹ thuật sẽ quyết định rất nhiều đến chất lượng sản phẩm. Trong bài viết dưới đây CNC DANA sẽ hướng dẫn chi tiết cách để chỉnh máy dán cạnh để bạn có thể tối ưu hóa quy trình sản xuất, đảm bảo sản phẩm được hoàn thiện tốt nhất.
NỘI DUNG CHÍNH
- 1 Vì sao phải điều chỉnh máy dán cạnh trước khi hoạt động?
- 2 Hướng dẫn cách chỉnh máy dán cạnh chi tiết nhất
- 2.1 Giai đoạn chuẩn bị
- 2.2 Cách chỉnh cụm dao phay
- 2.3 Cách chỉnh keo máy dán cạnh
- 2.4 Cách chỉnh cụm lăn keo & ép nẹp
- 2.5 Cách chỉnh cụm cắt đầu đuôi ở máy dán cạnh
- 2.6 Điều chỉnh cụm xén trên dưới
- 2.7 Chỉnh cụm cạo keo ở máy dán cạnh
- 2.8 Cách để điều chỉnh cụm bo góc
- 2.9 Cách điều chỉnh cụm cạo chỉ
- 2.10 Cách điều chỉnh cụm đánh bóng
Vì sao phải điều chỉnh máy dán cạnh trước khi hoạt động?
Máy dán cạnh đóng vai trò quan trọng trong ngành công nghiệp chế biến gỗ, đặc biệt là trong sản xuất đồ gỗ nội thất. Trước khi hoạt động thì việc điều chỉnh máy dán cạnh là điều vô cùng quan trọng nhằm đảm bảo máy được vận hành một cách ổn định, an toàn.
Khi thực hiện điều chỉnh máy dán cạnh thì máy sẽ được cài đặt các thông số phù hợp với từng loại vật liệu giúp kép dán cạnh có thể bám chắc và tạo ra sản phẩm được hoàn thiện hơn. Nếu không hoặc điều chỉnh máy dán cạnh không đúng cách có thể dẫn đến việc lỗi kỹ thuật làm hao hụt vật liệu. Từ đó giảm năng suất sản xuất, ảnh hưởng đến chất lượng cuối cùng của sản phẩm.
Hướng dẫn cách chỉnh máy dán cạnh chi tiết nhất
Quy trình để điều chỉnh máy dán cạnh bao gồm rất nhiều bước quan trọng như sau:
Giai đoạn chuẩn bị
Trước tiên bạn cần phải chuẩn bị một số dụng cụ cơ bản sau để công tác cho việc điều chỉnh máy dán cạnh.
- Thực hiện kiểm tra tình trạng các bộ phận của máy ví dụ như bàn đẩy, dao cắt, trục lăn ép,…nhằm đảm bảo các bộ phận được hoạt động một cách êm ái, không có hiện tượng bị hư hỏng, mài mòn.
- Tiến hành đo độ dày ván để có thể điều chỉnh độ cao băng tải sao cho phù hợp.
- Kiểm tra, điều chỉnh độ thẳng của bàn đầy nhằm đảm bảo tấm ngỗ có thể di chuyển ổn định.
- Thực hiện vệ sinh các bộ phận của máy, loại bỏ các bụi bẩn, mảnh vụn để máy hoạt động một cách trơn tru.
- Kiểm tra bình bơm nhớt phải nhiều hơn 1/2 bình.
- Chuẩn bị keo dán cạnh, chỉ dán đúng màu để phù hợp với sản phẩm cần dán cạnh.
- Kiếm tra và điều chỉnh cắn chỉnh của trục lăn ép, dao cắt và các bộ phận chà nhẵn.
Cách chỉnh cụm dao phay
Đối với các dòng máy dán cạnh đa chức năng như hiện nay thì đều được cài đặt sẵn cụm dao phay. Tuy nhiên nếu bạn muốn điều chỉnh dao phay theo các thông số mà mình mong muốn thì có thể chỉnh cữ ở đồng hồ bằng cách vặn đồng hồ cùng chiều kim đồng hồ ăn nếu muốn ăn nhiều phôi. Ngược lại nếu ăn ít phôi thì điều chỉnh ngược chiều kim đồng hồ.
Cách chỉnh keo máy dán cạnh
Trước khi bắt đầu vận hành máy thì hãy kiểm tra nhiệt độ để đảm bảo máy đã được thiết lập nhiệt độ chuẩn nhất. Tùy vào từng loại keo và loại gỗ mà điều chỉnh nhiệt độ sao cho phù hợp nhất để đảm bảo quá trình dán cạnh diễn ra một cách hiệu quả nhất. Tiếp đến là xác định áp suất cần thiết để đảm máy hoạt động tốt nhất. Áp suất cũng phải được điều chỉnh dựa trên loại gỗ và loại keo được sử dụng.
Cách chỉnh cụm lăn keo & ép nẹp
Tùy vào từng loại sản phẩm cần gia công cũng như loại keo mà điều chỉnh nhiệt độ sao cho phù hợp nhất. Để điều chỉnh cụm lăn keo & ép nẹp như sau:
- Chỉ nên đổ keo ở mức 2/3 nồi để tránh trường hợp keo bị tràn trong quá trình vận hành.
- Thực hiện lắp chỉ và cân chỉnh chiều cao của bộ đỡ chỉ phù hợp với chiều cao chỉ.
- Điều chỉnh lượng keo được phát ra bằng cách vặn ốc của trục lăn keo. Nếu muốn keo ra ít thì vặn con ốc ngược chiều kim đồng hồ. Ngược lại nếu muốn keo nhiều thì vặn theo chiều kim đồng hồ. Sau mỗi lần vặn thì cần xiết ốc chặt lại để cố định.
- Để thực hiện điều chỉnh ép nẹp thì vặn chỉnh đồng hồ rulo. Để ép chỉ dày thù vặn cùng chiều kim đồng hồ, ngược lại nếu muốn éo chỉ mỏng thì vặn ngược chiều kim đồng hồ để đạt được áp lực ép chính xác.
Cách chỉnh cụm cắt đầu đuôi ở máy dán cạnh
Cụm cắt đầu đuôi nẹp sẽ thực hiện cắt đầu và đuôi nẹp sau khi ép chỉ. Nếu như bạn muốn cắt phần đầu hoặc đuổi của nẹp dư ra bị lẹm vào ván thì hãy điều chỉnh vị trí bằng cách vặn ốc phía sau motor theo ngược chiều kim đồng hồ. Nếu như cắt chỉ bị dư do với bề mặt của ván thì điều chỉnh bằng cách vặn ốc motor theo chiều kim đồng hồ để điều chỉnh vị trí cắt đúng.

Điều chỉnh cụm xén trên dưới
Cụm xén trên dưới bao gồm 2 cụm phay thô và phay tinh. Để thực hiện xén chỉ còn dư so với mặt ván thì tiến hành mở khóa và vặn ốc ngược chiều kim đồng hồ, lúc này dao sẽ xén vào chỉ nhiều hơn. Ngược lại nếu dao xén lem vào ván thì vặn ốc cùng chiều kim đồng hồ.
Chỉnh cụm cạo keo ở máy dán cạnh
Khi vận hành máy dán cạnh thì bạn cần phải điều chỉnh đồng hồ của cụm dao sao cho phù hợp với đồ dày của nẹp cần dán. Trong trường hợp kích thước của nẹp lớn hơn thì nên vặn đồng hồ theo chiều kim đồng hồ để đảm bảo hiệu suất gia công. Ngược lại nếu kích thước của nẹp nhỏ hơn thì vặn đồng hồ ngược chiều kim đồng hồ để điều chỉnh máy phù hợp với yêu cầu sản xuất.
Cách để điều chỉnh cụm bo góc
Cụm bo hóc ở máy là bộ phận giúp bo tròn và hoàn thiện các góc cạnh của sản phẩm sau khi dán chỉ. Để điều chỉnh tấm ván sao cho có tính thẩm mỹ nhất thì bạn hãy vặn đồng hồ cùng chiều bo góc nhiều hoặc vặn đồng hồ ngược chiều nếu bo góc ít. Tuy nhiên để máy có thể hoạt động tốt ở cụm bo góc thì cần phải đảm bảo áp suất hơi luôn trong trạng thái ổn định từ 0.5 – 0.7 Mpa.

Cách điều chỉnh cụm cạo chỉ
Cụm cạo chỉ trong máy dán cạnh có nhiệm vụ cạo bỏ lớp keo và chỉ thừa sau khi dán, giúp bề mặt cạnh sản phẩm nhẵn mịn và đồng đều. Để điều chỉnh cụm dạo chỉ bằng cách điều chỉnh thống số qua cây vặn. Nếu muốn chủ dư thì vặn ngược chiều kim đồng hồ, ngược lại nếu muốn dao ăn lạm vào ván thì vặn dùng chiều. Cách thực hiện cũng sẽ tương tự với lưỡi dao dưới, hãy vặn cùng chiều nếu muốn chỉ dày và ngược chiều đồng hồ thì vặn mỏng.
Cách điều chỉnh cụm đánh bóng
Đánh bóng là công đoạn cuối cùng của máy dán cạnh. Để chuẩn bị quá trình đánh bóng thì người vận hành cần phải đổ dung dịch đánh bóng vào 2 bình chưa gần cụm đánh bóng và điều chỉnh núm vặn để có thể điều tiết lượng dung dịch. Tùy vào yêu cầu cụ thể của từng sản phẩm mà điều chỉnh lượt dung dịch cho phù hợp.
Nếu muốn phun dung dịch đánh bóng nhiều thì vặn cùng chiều kim đồng hồ. Ngược lại nếu phun dung dịch ít thì vặn cùng chiều kim đồng hồ. Trong quá trình sử dụng thì nên kiểm tra chổi đánh bóng thường xuyên để đảm bảo chổi được hoạt động bình thường, không bị hư hỏng. Nếu chổi bị mòn hay rách thì phải tiến hành thay mới để đảm bảo chất lượng sản phẩm sau khi gia công.
Trên đây là hướng dẫn cách chỉnh máy dán cạnh chi tiết nhất. Hy vọng những kiến thức mà CNC DANA chia sẻ sẽ giúp cho bạn có thể vận hành và điều chỉnh máy đúng cách để đạt hiệu suất làm việc. Nếu bạn đang có nhu cầu mua máy dán cạnh chính hãng thì hãy liên hệ đến CNC DANA để được tư vấn và báo giá chi tiết nhé.