Máy dán cạnh tự động là công cụ hỗ trợ đặc lực tròng ngàng chế biến gỗ và sản xuất nội thất. Với khả năng tự động hóa thiết bị không chỉ giúp tiết kiệm thời gian mà còn tăng hiệu quả sản xuất. Vậy làm sao để máy có thể hoạt động năng suất, đem lại hiệu quả gia công tốt nhất? Cùng CNC DANA tìm hiểu cách sử dụng máy dán cạnh tự động chi tiết nhất để có thể tạo ra được những sản phẩm chất lượng nhất.
NỘI DUNG CHÍNH
Hướng dẫn cách sử dụng máy dán cạnh tự động đúng cách
Nếu bạn lần đầu tiếp xúc với máy dán cạnh và chưa biết cách vận hành thế nào cho hiệu quả thì hãy tham khảo quy trình thực hiện chi tiết dưới đây.
Bước 1: Công tác chuẩn bị
Để sử dụng máy dán cạnh trước tiên bạn cần chuẩn bị kỹ lưỡng từ việc kiểm tra máy, các thiết bị đến vật liệu để đảm bảo quá trình gia công diễn ra suôn sẻ, từ đó tạo ra thành phẩm đạt chất lượng tốt nhất. Dưới đây là các thao tác quan trọng khi sử dụng máy dán cạnh mà bạn không được bỏ qua:
- Kiểm tra máy và thiết bị: Hãy kiểm tra sự ổn định của nguồn điện, lượng dầu cần thiết có trong bình bơm nhớt để bôi trơn máy, hệ thống bôi keo có bị tắc nghẽn không. Bên cạnh đó, bạn cũng cần kiểm tra các bộ phận cơ khí như băng tải, trục, bánh răng, khớp nối,… để kịp thời phát hiện nếu xảy ra tình trạng hư hỏng.
- Chuẩn bị vật liệu: Bạn nên đảm bảo ván gỗ đã được xử lý sạch sẽ, làm phẳng và không có vết nứt. Song song với đó, hãy lựa chọn loại nẹp thẳng, đều, không bị biến dạng và phù hợp với chất liệu của ván. Đặc biệt, bạn cần sử dụng keo dán cạnh chuyên dụng, có độ kết dính cao, nhanh khô và có màu sắc tương tự như sản phẩm.
- Vệ sinh máy: Khi sử dụng máy dán cạnh cần phải thường xuyên lau sạch các bộ phận của máy để loại bỏ bụi bẩn, tránh gây tắc nghẽn khi máy hoạt động, đặc biệt là ở khu vực bôi keo.
Bước 2: Tiến hành điều chỉnh thông số máy dán cạnh
Khi sử dụng máy dán cạnh tùy vào tình trạng vật liệu và yêu cầu sản phẩm, bạn cần thực hiện điều chỉnh chức năng và các thông số kỹ thuật của từng bộ phận cho phù hợp. Sau đây là hướng dẫn điều chỉnh mà bạn có thể tham khảo và áp dụng.
Bộ phận lăn keo và ép nẹp
Vặn ốc của trục lăn keo để điều chỉnh lượng keo ở mức ⅔ nồi để tránh bị tràn ra ngoài. Lắp chỉ và thay đổi chiều cao của bộ đỡ để phù hợp với chiều cao của chỉ. Vặn đồng hồ rulo dựa theo chiều dài của nẹp cạnh để điều chỉnh áp lực rulo ép. Trong đó, đối với nẹp dày, bạn vặn cùng chiều kim đồng hồ, còn nẹp mỏng thì vặn ngược lại.
Tốc độ băng tải
Thời gian tiếp xúc của nẹp, keo với bề mặt ván là rất quan trọng. Nếu tốc độ quá nhanh thì keo sẽ không kịp đông và kết dính. Trong trường hợp, tốc độ băng tải quá chậm thì sẽ làm giảm năng suất hoạt động của máy. Vì vậy, bạn cần điều chỉnh tốc độ sao cho phù hợp với loại nẹp và độ dày của ván gỗ.
Nhiệt độ ép
Hệ thống làm nóng của máy sẽ làm keo chảy ra và kết dính nẹp và ván lại với nhau. Lúc này, dựa trên loại keo đang sử dụng, bạn thực hiện chỉnh nhiệt độ ép. Lưu ý, nhiệt độ quá cao có thể sẽ gây cháy nẹp hoặc làm biến dạng ván, còn nhiệt độ quá thấp sẽ làm keo không đông kết được.
Áp lực ép
Nhằm đảm bảo nẹp được ép chặt vào ván gỗ, bạn sẽ phải điều chỉnh máy khí nén với lực vừa phải. Ván có thể bị biến dạng khi gặp áp lực quá lớn hay mối dán không đủ chắc khi áp lực quá nhỏ.
Bước 3: Chạy máy và gia công sản phẩm
Sau khi điều chỉnh các thông số cần thiết thì bạn tiến hành khởi động máy để thực hiện gia công sản phẩm bằng cách như sau:
- Bật nút nguồn để kích hoạt máy.
- Bật chế độ gia nhiệt nồi keo cho đến khi đạt đến nhiệt độ tiêu chuẩn.
- Cho máy chạy tự động và mở từng chức năng bằng cách sử dụng các nút điều chỉnh trên bảng điều khiển của máy. Quy trình thực hiện dán cạnh ván bao gồm lăn keo, ép nẹp và ván, cắt phần nẹp thừa, xén mép trên và dưới, cạo keo và đánh bóng.
- Chọn tốc độ của băng tải và nhấn khởi động.
- Đặt ván gỗ lên băng tải và để nẹp vào đúng vị trí để máy tiến hành chức năng dán.
Bước 4: Tắt máy, kiểm tra và vệ sinh máy
Sau khi đã dán xong, bạn tắt tất cả các chức năng và nút nguồn bằng cách nhấn nút trên bảng điều khiển. Cuối cùng, tắt CB nguồn kết thúc quá trình làm việc để máy nghỉ cũng như đảm bảo an toàn cho người vận hành.
Lưu ý, bạn cần vệ sinh nồi keo dán cạnh để lấy hết phần keo thừa ra khỏi nồi, đồng thời vệ sinh máy và toàn bộ khu vực xung quanh máy.
Một số quy tắc an toàn khi sử dụng máy dán cạnh
Việc tuân thủ các quy tắc an toàn sau đây sẽ giúp bạn tránh được tai nạn lao động khi dán ván gỗ bằng máy:
- Mặc quần áo bảo hộ, đeo găng tay, kính bảo hộ, nón bảo hiểm trong suốt quá trình máy làm việc để mảnh vụn của ván gỗ hoặc hóa chất không làm cơ thể bị thương.
- Khi máy đang hoạt động, tuyệt đối không chạm vào các bộ phận đang chuyển động như dao cắt, băng tải, trục,…
- Không để bất kỳ vật cản nào lên máy hoặc khu vực xung quanh máy.
- Khi đặt ván lên băng tải, bạn cần giữ khoảng cách an toàn với máy để tránh bị va chạm.
- Nếu chưa có nhiều kinh nghiệm vận hành máy, tốt nhất bạn nên tham gia một khóa đào tạo để được hướng dẫn chi tiết cách sử dụng.
- Không tự ý sửa chữa, khắc phục sự cố khi chưa thành thạo về máy. Lúc này, bạn nên liên hệ với nhà cung cấp để được kỹ thuật viên hỗ trợ xử lý.
Để sử dụng máy dán cạnh tự động một cách thành thạo thì bạn cần tìm hiểu nguyên lý hoạt động của máy và ứng dụng các bước hướng dẫn cụ thể như trên thường xuyên. Việc vận hành đúng kỹ thuật sẽ giúp máy hoạt động ổn định và kéo dài tuổi thọ hơn, đồng thời tránh được những lỗi bất thường hay sự cố nguy hiểm làm ảnh hưởng đến sản phẩm và người sử dụng.
Như vậy bài viết trên CNC DANA đã hướng dẫn cách sử dụng máy dán cạnh chi tiết nhất. Để tạo ra những sản phẩm chất lượng cũng như nâng cao hiệu quả sản xuất thì việc sử dụng máy dán cạnh là một giải pháp hoàn hảo. Nếu bạn có nhu cầu mua máy dán cạnh với đa chức năng thì hãy liên hệ đến CNC DANA để được tư vấn miễn phí nhé.
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI CNC DANA
✅ Địa chỉ: 30 Võ Chí Công, Đà Nẵng
✅ Hotline: 096 666 44 99
✅ Email: cncdana.com@gmail.com
✅ Website: cncdana.com
✅ Fanpage: https://www.facebook.com/cncdana.com.vn